Welcome To Talentnetwork

Join Our Talent Network

What is a Talent Network

Joining our Talent Network will enhance your job search and application process. Whether you choose to apply or just leave your information, we look forward to staying connected with you.

Why Join?

  • Receive alerts with new job opportunities that match your interests
  • Receive relevant communications and updates from our organization
  • Share job opportunities with family and friends through Social Media or email

Join our Talent Network today!

Tiêu đề email ứng tuyển, viết sao cho đúng?

Với ước tính khoảng 269 tỷ email công việc được gửi đi mỗi ngày, sẽ càng khó khăn hơn bao giờ hết để tin nhắn của bạn được nhìn thấy. Và vì email là đầu mối tiếp xúc đầu tiên giữa người tìm việc với nhà tuyển dụng nên tiêu đề có thể tạo nên sự khác biệt. Nó không chỉ giúp bạn giới thiệu mình là ai, mong muốn gì mà còn có thể trở thành lợi thế giúp bạn thể hiện trình độ và khiến bạn nổi bật hơn.

Vậy nên làm cách nào để thu hút người đọc mở email và dành thời gian cho bạn? Tuỳ vào bối cảnh, các chuyên gia nghề nghiệp và truyền thông đã đưa ra vài lời khuyên cho ứng viên khi viết email tìm việc. Dưới đây là chỉ dẫn và ví dụ viết tiêu đề email cụ thể, cùng tham khảo với CareerBuilder.vn ngay nhé!

1.Hãy ngắn gọn

Amanda Augustine – chuyên gia nghề nghiệp tại TopResumes – cho biết, dòng tiêu đề của một thư đến điển hình có thể nhìn thấy được khoảng 60 ký tự, và chỉ từ 25 – 30 ký tự trên thiết bị di động. Với không gian hạn chế như vậy, hãy loại bỏ những từ không cần thiết như “Xin chào”, “Cảm ơn” mà tiến ngay đến ý chính trong vòng 6 – 8 từ.

Ví dụ: “Human Resources Assistant Application”, hoặc “Ứng tuyển vị trí HR Assistant

2.Bắt đầu bằng những từ quan trọng nhất

Dmitri Leonov – Phó chủ tịch của Dịch vụ quản lý email SaneBox cho biết, một lượng lớn khoảng 50% email hiện nay được đọc trên điện thoại di động. Bạn sẽ không thể biết các chuyên viên tuyển dụng sẽ đọc được tổng cộng bao nhiêu từ của tiêu đề trên điện thoại thông minh của họ, nên tốt nhất vẫn nên đưa thông tin quan trọng nhất vào đầu tiêu đề email. Không làm vậy, các chi tiết hấp dẫn nhất có thể bị ẩn mất.

Ví dụ: “Brand Manager with 8 Years of Experience”, hoặc “Giám đốc Thương hiệu với 8 năm kinh nghiệm”

3.Rõ ràng và cụ thể

Các chuyên viên tuyển dụng chỉ mất 6 giây để xem một sơ yếu lý lịch, vì vậy có khả năng họ dành ít thời gian hơn để duyệt email của người tìm việc. Dòng tiêu đề cần thể hiện được chính xác bạn là ai và đang tìm kiếm gì mà nhà tuyển dụng không cần mở email. Đừng viết những tiêu đề mơ hồ như “Thư ngỏ tìm việc”, thay vào đó hãy nói rõ bạn muốn dự tuyển vị trí nào.

Ví dụ: “John Smith following up on Sales Position”, hoặc “John Smith dự tuyển vị trí Nhân viên kinh doanh”

4.Sử dụng từ khoá hợp lý về tìm kiếm và lọc

Các chuyên viên tuyển dụng thường thiết lập các bộ lọc và thư mục để quản lý email, và nhiều khả năng họ không tập trung vào tin nhắn của bạn ngay lần đầu tiên thấy nó, Leonov chia sẻ. Đó là lý do vì sao việc bao gồm các từ khoá như “Thư ứng tuyển”, “Hồ sơ xin việc”, “ứng viên tìm việc” rất quan trọng giúp email của bạn có thể dễ dàng được tìm thấy sau này.

Ví dụ: “Job Application: John Smith for Store Manager”, hay “Hồ sơ ứng tuyển Quản lý Cửa hàng – John Smith”

5.Gồm chức danh và tên của bạn

Đối với hồ sơ xin việc tiêu chuẩn, Augustine cho biết thông tin quan trọng nhất cần đưa vào tiêu đề email là chức danh và tên của bạn, cũng như mã số công việc nếu có. Thiếu bất cứ chi tiết nào thì nhà tuyển dụng đều phải bỏ thời gian mở email ra và làm sáng tỏ nó.

Ví dụ: “Data Analyst, No. 123456 — John Smith Application”, hay “Data Analyst, Mã CV: 12345 – John Smith”

6.Liệt kê chứng nhận cho thấy rằng bạn đủ tiêu chuẩn

Tiêu đề nên là nơi để ứng viên làm nổi bật bản thân và nhanh chóng thu hút ánh mắt nhà tuyển dụng. Augustine nói rằng để viết ra bất kỳ danh xưng, học hàm hay học vị nào thì nó phải thích hợp với vị trí ứng tuyển. Ví dụ bạn có thể thêm các chữ viết tắt như MBA, CPA hoặc Ph.D vào sau tên mình, tuỳ thuộc mức độ liên quan của nó đến công việc mong muốn.

Ví dụ: “Marketing Director— John Smith, MBA”

7.Nếu ai đó đề cử bạn, nhớ thêm tên của họ vào

Augustinegợi ý nếubạn được tiến cử hoặc giới thiệu thông qua các mối quan hệ chung, đừng để dành nó cho phần nội dung thư.Hãy đặt nó vào ngay dòng tiêu đề để thu hút nhà quản lý tuyển dụng ngay lập tức. Hơn nữa, bạn hãy bắt đầu tiêu đề với tên đầy đủ của người đó.

Ví dụ: “Referred by Jane Brown for Editor position”, hoặc “Được Jane Brown giới thiệu vị trí Biên tập viên”

8.Không dùng toàn CHỮ IN HOA

Trình bày bằng toàn chữ hoa có thể thu hút sự chú ý của ai đó, nhưng đây là cách làm rất sai. Trong ngôn ngữ trực tuyến, hành động này tương đương với việc bạn hét vào mặt người xem. Nhiệm vụ của bạn là giúp nhà tuyển dụng dễ dàng đọc thông tin thay vì khiến họ lo lắng, mệt mỏi hơn, Leonov nói. Hãy sử dụng dấu gạch ngang hoặc hai chấm để phân cách ý, đồng thời tránh dùng chữ in hoa và các ký tự đặc biệt như dấu chấm than.

Ví dụ: Thay vì viết “JOHN SMITH ỨNG TUYỂN VỊ TRÍ GIÁM SÁT KINH DOANH KHU VỰC TP.HCM!!!” thì hãy viết “John Smith ứng tuyển Giám sát Kinh doanh tại TP.HCM”

Thực tế đã có không ít người viết một bản CV thật hay nhưng rồi hồ sơ bị nhà tuyển dụng gạt sang bên trong tích tắc chỉ vì tiêu đề email quá kém. Đừng bao giờ đánh mất cơ hội giành lấy công việc mơ ước vì lý do như thế này. Hãy cùng CareerBuilder.vn dành sự quan tâm và học ngay bí quyết viết tiêu đề email tìm việc, bạn nhé!

(Nguồn ảnh: Internet)

BAC A BANK Network

 

Thanks for joining our Talent Network,

By joining our Talent Network you have not officially applied to a position.

Please apply now to become candidates for vacancies or continue update resume.